Làng Gốm Bàu Trúc – Tinh Hoa Nghệ Thuật Của Người Chăm Xứ Phan

Làng gốm Bàu Trúc là địa điểm tham quan nổi tiếng tại Ninh Thuận. Điểm nhấn của nơi này chính là nét văn hóa độc đáo được thể hiện sinh động qua các lễ hội truyền thống cũng như trong đời sống thường ngày.  Nơi đây chính là nơi đang lưu giữ nét tinh hoa trong nghệ thuật làm gốm đạt mức đỉnh cao sau hàng trăm năm tồn tại. Cùng tìm hiểu bài viết sau nhé.

Lịch sử hình thành làng gốm Bàu Trúc

Làng Gốm Bàu Trúc ở đâu?

Làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang khoảng 10km về phía Nam gần đường quốc lộ 1A, nơi những người phụ nữ Chăm ngày ngày thổi hồn vào từng mảnh gốm khiến nó trở nên tinh xảo sắc nét. Nơi đây tự hào là một làng gốm cổ nhất Đông Nam Á.

Làng gốm Bàu Trúc là làng gốm cổ nhất Đông Nam Á.
Làng gốm Bàu Trúc là làng gốm cổ nhất Đông Nam Á.

Làng gốm truyền thống Chăm Bàu Trúc là làng nghề cổ xưa đã tồn tại và phát triển hơn 7 thế kỷ từ khi ông bà PôKlông Chang đưa người Chăm từ trên vùng đồi núi về đồng bằng sinh sống. Đặc biệt, đây là nơi lưu giữ nhiều nét đặc sắc hiếm có trong nghệ thuật làm gốm của người Chăm Pa xưa. Chính vì thế mà nơi đây đã trở thành làng nghề cổ nhất Đông Nam Á nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công tuyệt hảo.

Lịch sử hình thành làng gốm

Cho đến ngày nay, người Chăm tại làng gốm Bàu Trúc vẫn tự nhận mình là con cháu của Poklong Chang – một quan cận thần của vua Chăm Po Klong Garai (1151 – 1205). Họ kể rằng, chính ngài là người đã đưa người dân di chuyển từ vùng đồi núi đến tại cánh đồng “Hamu Trok” để sinh sống và dạy cho người Chăm tại đây lấy đất sét tại các bờ sông, con suối để làm ra gốm. Không những vậy, vợ chồng Poklong Chang còn dạy cho dân làng cách trồng trọt, đánh bắt và buôn bán để người dân thoát khỏi cảnh đói khổ, nghèo nàn.

Xem thêm:  Hướng Dẫn Thi Công Cỏ Nhân Tạo Uy Tín Số 1 

Sau khi về sinh sống tại vùng đất mới, người Chăm tại vùng đồng bằng “Hamu Trok” đã phát triển nghề làm gốm ngày một phát triển hưng thịnh, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

Du khách có thể tự tay làm cho mình những sản phẩm yêu thích và trải nghiệm thêm về làng gốm Bàu Trúc
Du khách có thể tự tay làm cho mình những sản phẩm yêu thích và trải nghiệm thêm về làng gốm Bàu Trúc

Vào năm 1832 thời kỳ vua Minh Mạng, theo biến cố lịch sử, tên gọi Paley Hamu Trok đã được đổi thành tiếng Việt là Vĩnh Thuận. Tên gọi này chính thức trở thành một bộ phận trực thuộc nhiều hành chính khác nhau, có lúc thuộc phủ, đạo, huyện, thị trấn.

Năm 1954 (chấm dứt thời Pháp thuộc) thôn Vĩnh Thuận có lúc thuộc phủ Bình Thuận, Phủ Ninh Thuận, đạo Phan Rang. Thời Mỹ – Ngụy (1954 – 1975). Bắt đầu từ đệ nhất Cộng hòa Việt Nam, nền hành chính có sự thay đổi thì thôn Vĩnh Thuận lại thuộc xã Phước Hậu (Phước Hữu), quận An Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, một trận lụt lớn xảy ra năm 1964 (Giáp Thìn) đã cuốn đi nhà cửa, trâu bò của người Chăm nơi đây. Vì thế, họ đã di dời làng về nơi cao ráo hơn – nơi có nhiều cây trúc cạnh một cái ao khá lớn nên gọi là Bàu Trúc (trong tiếng Chăm, Bàu có nghĩa là ao – hồ). Từ đây, tên gọi Bàu Trúc được sử dụng và mặc định trong việc nhấn mạnh về một làng nghề nổi tiếng của người Chăm tại đồng bằng.

Sau khi thống nhất đất nước (1975) theo chủ trương của Đảng – Nhà nước vào năm 1976 hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận sáp nhập thành một tỉnh Thuận Hải thì Bàu Trúc vẫn giữ nguyên tên gọi hành chính là thôn Vĩnh Thuận nhưng lại thuộc một huyện khác – huyện An Sơn.

Đến năm 1992 tỉnh Thuận Hải lại được chia tách thành hai tỉnh như cũ là Ninh Thuận và Bình Thuận. Từ đó đến nay, địa danh hành chính thôn Vĩnh Thuận được đổi thành “Khu phố 7”, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.

Xem thêm:  Đặc Sản Nho Ninh Thuận - Món Quà Giá Trị Từ Thiên Nhiên

Dựa theo quá trình hình thành và phát triển của làng gốm Bàu Trúc. Ta dễ dàng thấy được sự thay đổi đa dạng và phức tạp như bao làng Chăm khác ở Ninh thuận. Tuy nhiên, điều đặc biệt là họ còn lưu giữ rõ nét trong tục cúng tế tổ tiên dòng núi (atâu cơk) và dòng biển (atâu tathik). Với điều này, đã nói lên sự liên quan đến người Chăm tại xứ Panduragan – Champa cổ xưa từng định cư ở đồng bằng làm lúa nước.

Ông tổ nghề làng gốm Bàu Trúc

Pô Klông Chang – một quan cận thần của vua Chăm Pô Klong Garai (1151 – 1205) là tổ sư của nghề gốm Chăm Bàu Trúc.Ông là người đã đưa người dân di chuyển từ vùng đồi núi đến tại cánh đồng “Hamu Trok” để sinh sống và dạy cho người Chăm tại đây lấy đất sét tại các bờ sông, con suối để làm ra gốm. Không những vậy, vợ chồng PôKlông Chang còn dạy cho dân làng cách trồng trọt, đánh bắt và buôn bán để người dân thoát khỏi cảnh đói khổ, nghèo nàn.Trải qua bao nhiêu năm xây dựng và phát triển,nghề gốm truyền thống này luôn được lưu truyền qua bao thế hệ mà không hề mai một.

Làng gốm Bàu Trúc truyền thống này luôn được lưu truyền qua bao thế hệ mà không hề mai một.
Làng gốm Bàu Trúc truyền thống này luôn được lưu truyền qua bao thế hệ mà không hề mai một.

Khác với những ngành nghề của người Việt tại Ninh Thuận trong tín ngưỡng tạ ơn tổ nghề. Nghề gốm của người Chăm tại làng Bàu Trúc có một sự tôn thờ, nhớ ơn sâu sắc với người đã tạo ra nó. Điều này thể hiện qua lễ nghi, nguyên tắc trong từng phần của việc tổ chức một ngày trọng đại.

Giỗ tổ nghề của đồng bào Chăm tại làng Bàu Trúc được tổ chức vào ngày 21 tháng 10 hàng năm (nhằm ngày mùng 3 tháng 7 Chăm lịch).

Trước khi bắt đầu buổi lễ, các vị chức sắc và đông đảo người dân làng Bàu Trúc tập trung tại nhà làng thực hiện nghi thức rước y trang tổ nghề gốm. Lễ rước y trang do vị thủ đền Poklong Chanh dẫn đầu với đội nhạc lễ và đội vũ công truyền thống.

Lễ rước di chuyển từ khu dân cư đến đền thờ Pôklong Chanh cách làng khoảng 2km về hướng Tây- Bắc. Thực hiện nghi lễ giỗ tổ sẽ do thầy kò ke, bà bóng, ông thủ đền thực hiện trước sự chứng kiến của các vị chức sắc Bàlamôn.

Xem thêm:  Tuyến xe buýt tại Ninh Thuận - Xe bus Phương Trang Phan Rang

Các sản phẩm của Làng gốm Bàu Trúc

Đến tham quan làng gốm Bàu Trúc các bạn còn được theo dõi các nghệ nhân nắn, tạo hình gốm với những đôi bàn tay tài hoa, điêu luyện cùng những thao tác kỹ thuật vô cùng đẹp mắt. Ngoài ra, các bạn cũng có thể được trải nghiệm tự tay làm cho mình những chiếc bình hay cốc gốm, vẽ hoa văn và nung lửa như một nghệ nhân gốm thực sự.  Những sản phẩm gốm đáng yêu do chính tay mình làm chính là đặc sản Bàu Trúc làm quà ý nghĩa nhất cho người thân và bạn bè.

Sản phẩm gốm Bàu Trúc hiện không chỉ là một mặt hàng truyền thống mà còn vươn ra các thị trường quốc tế. Sản phẩm gốm Bàu Trúc hiện nay được trưng bày ở một số phòng trưng bày và quầy bán ở Mỹ, California, Texas thu hút khách đến xem và mua hàng bởi nét hoa văn tinh tế, độc đáo.

Làng gốm Bàu Trúc giờ đã trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Ninh Thuận
Làng gốm Bàu Trúc giờ đã trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Ninh Thuận

Hiện nay các công ty du lịch thường xuyên đưa khách du lịch tham quan về làng gốm giàu truyền thống này. Tại đây du khách có thể tự tay làm cho mình những sản phẩm yêu thích và trải nghiệm thêm về làng cổ này.

Làng gốm Bàu Trúc giờ đã trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Ninh Thuận. Đến đây du  khách được trải nghiệm, tìm hiểu lịch sử, văn hóa của làng nghề. Không chỉ giới thiệu tại làng, tại nhiều điểm di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có thể thấy rất nhiều không gian trưng bày các sản phẩm gốm, kết hợp cùng với hoạt động giới thiệu văn hóa truyền thống khác như dệt thổ cẩm, múa Chăm.

Ngay dưới chân quần thể đền tháp Po Klong Garai là một không gian giới thiệu làng nghề, cũng có những ụ đất to, bàn xoay chuốt gốm, những nghệ nhân miệt mài gọt tỉa từng chi tiết trên bình và bày bán các sản phẩm gốm Chăm do chính những nghệ nhân người làng gốm Bàu Trúc thực hiện.

Liên hệ:

Website: https://phanrangninhthuan.vn

Địa chỉ: đường Ngô Gia Tự, Tp. Phan Rang- Tháp Chàm, Ninh Thuận

Hotline: 0986617172